Một cơn đại dịch đi qua cho thấy, doanh nghiệp không chỉ cần có khả năng thích nghi mà còn có sự chuẩn bị để có thể nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu tốt của thị trường.
Công nhân làm việc trong xưởng sản xuất tại TP. Hải Phòng - Ảnh: Shutter Stock
Quý I năm 2020 chứng kiến khủng hoảng dịch bệnh xưa nay hiếm có tiền lệ. Điều này đã khiến nhiều ngành chịu tổn thất nặng nề. Các nhà máy đóng cửa, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt đoạn, người lao động mất việc làm và thành phần may mắn còn lại làm việc tại nhà. Ngành sản xuất bị đẩy vào tình huống khó khăn nghiêm trọng cho cả đầu vào và đầu ra khi đối mặt với sự thiếu hụt nguyên vật liệu, sụt giảm nhu cầu từ thị trường và sự đóng cửa giao thương của các quốc gia nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Những yếu tố này cộng gộp đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng và phá vỡ kế hoạch sản xuất của các nhà máy.
Dưới một góc độ khác, khủng hoảng thừa được ghi nhận trong thời dịch COVID-19. Điển hình tại Mỹ, khi các nhà hàng, trường học đóng cửa, nông dân Mỹ đã phải lựa chọn giải pháp đi ngược với sự bền vững: đổ bỏ trái cây, rau củ hay sữa. Theo Dairy Farmers of America, mỗi ngày nông dân Mỹ đổ bỏ hơn 14 triệu lít sữa trong bài toán cân đối chi phí thu hoạch, xử lý và vận chuyển đến các kho lưu trữ thực phẩm đã bão hòa hay các nơi có nhu cầu còn sót lại. Trong khi đó, xuất khẩu không khả thi khi các quốc gia trong nhóm thị trường tiêu thụ đã đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Đăng nhập
* Đăng ký tài khoản để đọc bài viết ngay
* Hoặc nâng cấp tài khoản Premium để đọc toàn bộ bài viết trên trang nhaquanly.vn và tải báo cáo từ MIU https://special.themanager.vn/
BÁO CÁO SẮP RA MẮT